Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

Liên hệ: Zumi Media - Zubi Cloud

Xưởng in tranh thầy Thích Minh Tuệ tại Hà Nội

Zumi Media

Quý vị và các bạn thân mến, mấy năm gần đây có xuất hiện một vị tu sĩ là người Việt Nam bốn lần đi bộ hành từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam với đầu trần chân đất, thầy khoác trên mình chiếc y tự may bằng nhiều mảnh vải đa màu sắc ghép lại và ôm trên tay một chiếc bình bát rất riêng biệt. Thầy có pháp danh là thích Minh Tuệ Thầy đang phát đại nguyện tu tập theo 13 hạnh đầu đà, đường lối tu khổ hạnh nguyên thủy của Như Lai Phật Thích Ca Mâu Ni. Qua bài viết này Zumi Media mời quý phật tử và đại chúng cùng tìm hiểu về tiểu sử và quá trình xuất gia tu tập của thầy Thích Minh Tuệ thông qua nội dung chi tiết trong bài viết sau đây.

Tranh-anh-su-thay-thich-minh-tue-tranh-go-guong-cao-cap-54971

Đặt in tranh sư thầy Thích Minh Tuệ tại đây

Đôi Nét Về Tiểu Sử Thầy Thích Minh Tuệ

Thầy Thích Minh Tuệ có tên thế danh là Lê Anh Tú, thầy sinh vào năm Tân Dậu (1981) trong một gia đình khá giả tại xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, sau đó đến năm 1994 thì cả gia đình thầy Thích Minh Tuệ chuyển vào sinh sống tại xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Thân phụ của thầy là cụ ông Lê Xuân, sinh năm 1940, hiện tại cụ là sĩ quan quân đội về hưu, còn cụ bà thì chưa được chia sẻ thông tin cụ thể. 2 cụ sinh được 4 người con, thầy Thích Minh Tuệ là người con thứ 2 trong nhà. Người anh cả tên là Lê Anh Tuấn, sinh năm 1979, người em gái tên là Lê Thị Sâm sinh năm 1986 và người em trai út tên là Lê Thìn sinh năm 1988, cả mấy anh em nhà thầy đều học rất giỏi.

Tranh-anh-su-thay-thich-minh-tue-tranh-go-guong-cao-cap-15676

Ngay từ khi còn nhỏ, thầy Thích Minh Tuệ đã thường xuyên theo mẹ đến chùa tụng kinh niệm phật, thầy luôn là một người con chăm ngoan hiếu thảo, hiền lành, trung thực và luôn đạt được thành tích cao trong những lĩnh vực học tập. Sau khi học xong phổ thông trung học, thầy Thích Minh Tuệ đã tình nguyện xin nhập ngũ, thầy trở thành một quân nhân xuất sắc với cấp bậc thượng sĩ và giữ chức vụ trung đội phó. Sau 3 năm hoàn thành nghĩa vụ trở về, thầy Thích Minh Tuệ tiếp tục theo học trường trung cấp nông nghiệp tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Tranh-anh-su-thay-thich-minh-tue-tranh-go-guong-cao-cap-75602

Sau khi ra trường, thầy được mời về làm cho một công ty đo đạc tại huyện Ia Ka, tỉnh Đắk Lắk. Có một điều rất khác thường là ngay từ tuổi thiếu niên đến khi trưởng thành, thầy không quan tâm đến nữ sắc như các bạn đồng trang lứa. Ngoài thời gian học tập và làm những công việc thường nhật thì thầy Thích Minh Tuệ đều dành hết thời gian để tìm hiểu về kinh phật, tìm hiểu về những cách thức, đường lối tu tập và thiền định. Thầy dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu về 13 hạnh đầu đà, đó là một trong những lối tu khổ hành để tôi luyện thân tâm, giúp cho con người từ bỏ được phiền não, cấu trần, tham dục, sân si, đố kỵ và danh vọng. Giúp cho người tu tập rất dễ đạt đến cảnh giới giác ngộ, giải thoát. Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn ở tại thế, ngài đã truyền cho đại để tử Ma-Ha-Ca-Diếp tôn giả đường lối tu 13 hành Đầu Đà như sau:

Những hạnh này được xem là phương pháp hiệu quả để tu hành, giữ gìn sự thanh tịnh của tâm hồn và tiến gần hơn đến giải thoát. Dưới đây là sự mô tả và ý nghĩa về từng hạnh đầu đà.

1. Hạnh phấn tảo y: Sử dụng y phục làm từ vải vụn, không phải từ những chất liệu mới mẻ hay đắt tiền. Hạnh này giúp người tu buông bỏ sự kiêu hãnh về ngoại hình và tập trung vào nội tâm.

2. Hạnh ba y: Chỉ sở hữu ba y, không có thêm y phục nào khác. Hạnh này giúp giảm bớt lòng tham ái và sự phụ thuộc vào vật chất.

3. Hạnh khất thực: Đi khất thực để nuôi sống bản thân, không dựa vào sự cung cấp riêng từ một người nào. Điều này rèn luyện sự khiêm nhường và tinh thần từ bỏ của cải vật chất.

4. Hạnh khất thực từng nhà: Đi xin ăn từ nhà này sang nhà khác, không ở lại lâu ở một nơi. Điều này giúp tâm hồn không bị gắn bó với một nơi chốn hay con người nào cụ thể.

5. Hạnh nhất tọa thực: Chỉ ăn một lần trong ngày, không ăn thêm bữa nào khác. Hạnh này giúp kiểm soát và giảm bớt sự tham ăn, nâng cao tinh thần khổ hạnh.

6. Hạnh ăn bằng bát: Chỉ dùng một bát để ăn, không sử dụng nhiều vật dụng. Điều này tượng trưng cho sự giản dị và không lệ thuộc vào những tiện nghi không cần thiết.

7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong): Không giữ lại thức ăn cho lần ăn sau, sống trong sự thanh tịnh và từ bỏ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự không chấp giữ.

8. Hạnh ở rừng: Sống trong rừng, xa lánh thế gian để tập trung vào việc tu tập. Hạnh này giúp giải phóng tâm trí khỏi những phiền não của cuộc sống đô thị.

9. Hạnh ở gốc cây: Chỉ ở dưới gốc cây, không xây dựng nhà cửa. Điều này giúp giảm thiểu sự sở hữu và sống gần gũi với thiên nhiên.

10. Hạnh ở giữa trời: Sống ở nơi không có mái che, để rèn luyện sự kiên nhẫn và khả năng chịu đựng. Hạnh này giúp tăng cường tinh thần chịu khổ và từ bỏ tiện nghi.

11. Hạnh ở mộ địa: Ở tại các nghĩa địa để thiền định và nhận thức về sự vô thường của cuộc sống. Điều này giúp người tu thấy rõ bản chất của sinh tử và không còn sợ hãi cái chết.

12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong: Không có chỗ nghỉ cụ thể, ngủ ở bất cứ nơi nào. Hạnh này giúp buông bỏ sự gắn bó với một nơi chốn cụ thể và rèn luyện tính linh hoạt.

13. Hạnh ngồi (không nằm): Chỉ ngồi và không nằm xuống, ngay cả khi ngủ. Điều này rèn luyện tính kỷ luật và sự kiên định trong việc tu tập.

Mỗi hạnh đầu đà đều mang ý nghĩa sâu sắc trong việc rèn luyện tâm hồn và giúp người tu hành buông bỏ những ràng buộc thế gian. Thực hành những hạnh này giúp các vị xuất gia đạt được sự thanh tịnh nội tâm và tiến gần hơn đến sự giác ngộ.

Thực hành 13 hạnh đầu đà không phải là pháp môn duy nhất của đạo Phật để đạt Giác Ngộ, nhưng đây là hạnh tu được Đức Phật tán thán. Trong thời Phật tại thế, ngài Ma-Ha-Ca-Diếp đã chuyên tu hạnh này.

Quá Trình Và Cơ Duyên Xuất Gia Của Thầy Thích Minh Tuệ

Sau khi tìm hiểu lối tu khổ hạnh đầu đà, thầy Thích Minh Tuệ rất vui mừng và thầm nguyện mình sẽ được xuất gia tu hành, âu cũng là cơ duyên của thầy với Phật pháp trong thời gian làm việc tại tỉnh Đắk  Lắk. Thầy Thích Minh Tuệ thường xuyên dành thời gian đến chùa lễ phật và tìm hiểu cuộc sống thiền môn. Việc gì đến ắt phải đến, trong một lần thầy Thích Minh Tuệ đi khảo sát đo đạc, trời bất ngờ nổi mưa giông sấm sét và thầy đã bị sét đánh trúng, thầy đã thiếp đi trong vô thức, khi thần thức của thầy lìa khỏi thể xác trong vài phút, thầy đã thấy sự vô thường của mỗi con người chúng ta. Sau khi tỉnh dậy, thầy Thích Minh Tuệ đã hoàn toàn thay đổi, thầy không còn hứng thú với tiền tài danh vọng hay những tiện nghi của xã hội hiện đại, thầy chỉ muốn nhanh chóng được xuất gia tu hành ngay lập tức để tìm cầu chân lý giác ngộ giải thoát, không còn phải sống trong kiếp luân hồi sinh, lão, bệnh tử nữa và chỉ có cách này mới có thể báo hiếu công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ được hoàn hảo nhất.

Tong-hop-cac-tranh-anh-su-thay-thich-minh-tue-dep-va-dung-nhieu-nhat-60783

Thầy Thích Minh Tuệ bắt đầu tập ăn chay ngày một bữa và giữ 5 giới trong 6 tháng liền trước khi xuất gia, thầy chuẩn bị trước tâm lý và tinh thần để về quê xin phép cha mẹ cho đi xuất gia. Đúng lúc đó cha mẹ thầy ở quê cho gọi thầy về để làm thủ tục tách sổ chia đất cho 4 anh em thầy. Cảm thấy cơ duyên xuất gia đã đến nên thầy tức tốc trở về quê nhà họp mặt gia đình, sau đó thầy từ chối nhận tài sản và chỉ xin cha mẹ ký đơn cho phép thầy được đi xuất gia. Vì quá bất ngờ và đường đột nên cha mẹ của thầy không đồng ý, sau đó thầy đã dùng tuệ căn để giảng giải và thuyết phục cha mẹ. Sau một hồi năn nỉ thì vợ chồng cụ Lê Xuân cũng đồng ý ký vào đơn cho thầy đi xuất gia. Cha mẹ của thầy nói: Xuất gia tu hành là một điều cực kỳ khó, nếu con đã quyết tâm vững chí thì cha mẹ chấp nhận, cha mẹ chỉ mong con tu hành tinh tấn cho dù là gian nan khổ nhọc con cung không được bỏ cuộc phá giới giữa chừng, cha mẹ chúc con sớm hoàn thành sứ mệnh và sớm đắc đạo quả bồ đề trên con đường giải thoát giác ngộ. Được cha mẹ và người thân trong gia đình ủng hộ nên thầy Thích Minh Tuệ vô cùng hoan hỉ, thầy để lại một cái điện thoại, một chiếc tủ lạnh, một cây đàn guitar và 8m vải vàng cho cha mẹ làm kỷ niệm, sau đó thầy quỳ lạy bái biện cha mẹ cùng người thân để lên đường đi xuất gia, thời gian lúc đó là cuối năm 2015.

Tong-hop-cac-tranh-anh-su-thay-thich-minh-tue-dep-va-dung-nhieu-nhat-24404

Lúc đầu thầy tìm tới một tu viện ở TP. Hồ Chí Minh xin bái sư xuất gia tu học theo giáo phái khất sĩ và được thầy bổn sư thu nhận rồi ban cho pháp danh là Thích Minh Tuệ, thầy rất tinh tấn tu hành siêng năng, chăm chỉ trong tu viện được hơn 7 tháng. Thầy cảm thấy đường lối tu tập trung thư viện không phù hợp với căn cơ của mình nên thầy đã xin phép rời khỏi tu viện để đi tìm đường lối tu mới, sau đó thầy tìm về một ngôi chùa ở Nha Trang và bắt đầu tu 13 hạnh đầu đà.

In tranh thầy Thích Minh Tuệ ở đâu uy tín, chất lượng?

Zumi Media tự hào là xưởng in tranh ảnh uy tín tại Hà Nội cung cấp dịch vụ “In tranh thầy Thích Minh Tuệ chất lượng” tại Hà Nội.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Phim Ảnh Zumi Media

    • Nhà máy Sản xuất Tranh Ảnh, album Photobook danh tiếng lâu năm tại Hà Nội – Thanh Hóa
    • Tự hào là nhà in tin cậy cho hơn 3000+ photographer, studio, hiệu ảnh, phòng tranh trên toàn quốc từ những năm 1992
      Liên hệ các chi nhánh cơ sở Zumi Media tại đây
Nguồn bài viết: https://www.zumi.media/xuong-in-tranh-thay-thich-minh-tue-tai-ha-noi/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét