Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi

Liên hệ: Zumi Media - Zubi Cloud

Thầy Thích Pháp Hòa là ai? Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp

Amuni

Thầy Thích Pháp Hòa sinh năm 1974 tại Cần Thơ. Thầy là con trưởng trong gia đình có hai người con trai. Năm lên 6 tuổi, cha thầy đã sang Canada định cư. Đến năm 12 tuổi (1986) thì mẹ, thầy và em trai mới được bảo lãnh sang Canada. Tuy sống tại nước ngoài nhưng thầy đã duyên với Phật Pháp từ bé.

Thầy Thích Pháp Hòa là một trong những bậc tu hành được đông đảo công chúng trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Những bài giảng của thầy luôn gây ấn tượng nhờ vào phong cách dí dỏm, gần gũi nhưng cũng chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp thầy Thích Pháp Hòa, mời các bạn cùng theo dõi!

Tiểu sử thầy Thích Pháp Hòa

hinh anh thay thich phap hoa

Tại buổi thuyết giảng về chủ đề "Bốn loại ngã chấp" vào năm 2017, thầy đã có dịp chia sẻ câu chuyện quy y hồi nhỏ của mình.  Đó là một ngày rằm tháng giêng năm thầy 7 tuổi được người lớn dẫn đi chùa. Ngôi chùa lúc bấy giờ là một ngôi tịnh xá nhỏ có tên Ngọc Thuận ở Cần Thơ. Thấy ai nấy đến chùa đều có tên hay, thầy liền nói với vị sư già trong chùa rằng "Sư ơi con cũng muốn có tên đẹp". Vị sư già liền bảo thầy quỳ xuống lạy Phật rồi sư sẽ quy y cho. Thầy Pháp Hòa làm theo và chính thức được quy y với pháp danh Huệ Tài.

“Đáng khen Huệ Tài trí minh quang
Giữ giới quy y được vẹn toàn
Ngũ giới cấm, nhìn theo nẻo chánh
Tam quy trao luyện nhất mê tài
Trì trai Niệm Phật trọn duyên phước
Bố thí tu hành khỏi dọa sa
Nay gặp đạo lành mau trở gót
Nương về Tam Bảo thật nhà ta”

Tuy tuổi nhỏ nhưng thầy lại có ý chí xuất gia. Sau khi được làm lễ quy y Tam Bảo, thầy Pháp Hòa đã nhờ mẹ lập bàn thờ Phật để hàng đêm đọc kinh, cúng dường.

15 tuổi, khi đã đủ hạnh nguyên, thầy Pháp Hòa chính thức xuất gia tu hành với Thượng tọa Thích Thiện Tâm (Hiện nay là hòa thượng viện chủ tu viện trúc lâm và tu viện Tây Thiên ở Canada).

Năm 1994, khi tròn 20 tuổi, thầy Thích Pháp Hòa chính thức được thọ ký tỳ kheo tại làng Mai (Pháp) trong sự kiện Đài giới đàn Hương Tích của thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Năm 1999, thầy được Thiền sư Thích Nhất Hạnh truyền đăng với bài kệ pháp:

"Pháp đã trao lòng từ vàng thuở, hòa quang tiếp độ khắp quầng sân
Sen nở rạng ngời tròn chẳng nhiễm, độ hết muôn phương chốn hữu tình"

Năm 2006, thầy được tấn phong là trụ trì của Trúc Lâm Thiền Viện.

Năm 2007, thầy làm trụ trì của Tây Phương Thiền Viện và được bầu làm Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Edmonton (Canada).

Đến nay, thầy Thích Pháp Hòa cũng là một trong những số ít bậc tu hành sinh sống tại nước ngoài nhưng vẫn được lòng quý Phật tử trong nước. Nhờ vào sự hiểu biết sâu rộng về Phật Pháp trong quá trình du học, thầy Thích Pháp Hòa luôn được quý Phật tử dành sự kính trọng, nể phục.

Những bài thuyết pháp nổi tiếng của thầy Thích Pháp Hòa

Hình ảnh thầy Thích Pháp Hòa thuyết giảng

Không chỉ chuyên tâm tu học, trau dồi kiến thức Phật Pháp, thầy Thích Pháp Hòa còn dành thời gian quý báu của mình để thuyết giảng Phật pháp cho các Phật tử ở nhiều nơi. Bài giảng của thầy được thu hình, quay video và truyền bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông để công chúng lắng nghe.

Các bài thuyết giảng của thầy Pháp Hòa có nhiều chủ đề khác nhau: từ tình cảm gia đình đến tình yêu đôi lứa, từ lòng từ bi hỷ xả đến sự thù hận, hờn ghét,…đều được khéo léo lồng ghép với nhau để gần gũi với đại công chúng. Thông qua đó, người nghe sẽ có dịp được mở mang góc nhìn và chiêm nghiệm về những vấn đề khác trong cuộc sống.

Từ đây tư tưởng và triết lý sâu xa của Phật giáo cũng được thấm nhuần một cách bền bỉ dưới hình thức kể chuyện gần gũi, thân thiện của thầy. Dưới đây là 3 bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa được các Phật tử gần xa yêu thích.

Pháp thoại "Sanh tử là lẽ đương nhiên"

Pháp thoại "Sinh tử là lẽ đương nhiên" được chia sẻ vào ngày 21/6/2020 tại Tu viện Trúc Lâm. Qua bài thơ của Tuệ Trung Thượng Sĩ, thầy Thích Pháp Hòa đã giúp Phật tử hiểu được ý nghĩa của từng câu thơ.

"Tử sinh đừng hỏi, kẻo phí lời
Thời tiết "nhân duyên" vốn tại trời.
Mây núi nào không bay cạnh núi,
Sóng nào chẳng ở chốn xa khơi.
Hoa nở tháng Ba, luôn vẫn vậy.
Gà gáy canh năm đánh thức người.
Cái đạo, cái tâm ai thấu hiểu,
Mới hay phù du sống ở đời."

Theo thầy Thích Pháp Hòa, ý nghĩa của bài thơ đó là "trong đời sống ngày chuyện sinh tử là rất bình thường như mây bay trên núi, sóng vỗ ngoài khơi. Chúng ta có thắc mắc cỡ  nào thì nó vẫn chỉ gói gọn trong hai chữ sinh tử". Cuộc đời mỗi chúng ta nên sống trọn vẹn chứ đừng chìm đắm trong luân hồi, khổ đau.

Pháp thoại "Ai là người niệm Phật"

Pháp thoại "Ai là người niệm Phật" được thầy Pháp Hòa chia sẻ trong buổi vấn đáp ở chùa Vạn Hạnh Victoria vào ngày 23/8/2020. Thông qua buổi pháp thoại này, thầy Pháp Hòa đã giải thích cho nhiều Phật tử đang tu hành về ý nghĩa của câu niệm Phật trong đời sống hằng ngày. Từ đó giúp quý Phật tử đi sâu vào cội nguồn nội tâm để suy xét những hành động, ý nghĩ và tìm kiếm cái tâm sáng suốt luôn hiện diện trong mỗi người.

Pháp thoại  "Người khéo nói"

Buổi pháp thoại "Người khéo nói" của thầy Pháp Hòa giúp quý Phật nhận biết được 3 kiểu người:

● Kiểu người nói chuyện như phân: Ám chỉ người nói không đúng với sự thật, nói toàn điều dối trá, ác ngữ.

● Kiểu người nói chuyện như hoa: Người nói đúng sự thật, không thêu dệt câu chuyện, không dối trá, không ác ngữ.

● Kiểu người nói như mật: Người không những nói đúng sự thật mà còn nói lời hữu ích, lễ độ, hướng thiện và được nhiều người yêu mến.

Thầy Thích Pháp Hòa cũng muốn các Phật tử hiểu được thông điệp "Sự sống hay cái chết nằm ngay ở miệng chúng ta". Từ đó đúc kết ra rằng "nếu là một lời động viên khuyến khích thì sẽ vực đứng dậy còn là lời khổ não bi ai thì có thể sẽ làm người ngã quỵ".

Pháp thoại "An trú trong hiện tại"

Trong buổi chia sẻ pháp thoại "An trú trong hiện tại", thầy Pháp Hòa có nói "An trú trong hiện tại có nghĩa là dừng lại một cách an ổn trong từng giây phút của hiện tại". Con người phải biết quý trọng ngày hôm nay thì mới tìm được sự an trú trong thực tại, phải biết tìm kiếm hạnh phúc và tránh xa những cám dỗ ngoài kia.

Pháp thoại "Sống đơn giản – khó hay dễ"

Bất cứ ai trong kiếp sống này đều sẽ có lúc gặp khó khăn, đau khổ nhưng họ lại thường hay đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đức Phật răn dạy rằng sự phiền não, vô minh của con người làm cho con người khổ chứ không phải là do hoàn cảnh. Không thứ gì khác mà chính là con người tự mình làm khổ mình nhưng lại không nhận thức được điều đó. Nếu ta nhìn nhận vấn đề với cái tâm đố kỵ, ganh ghét thì nhìn ai trong mắt ta cũng đều xấu xa, lầm lỗi.

Sống đơn giản – khó hay dễ là do bản thân chúng ta quyết định. Chỉ khi tâm ta thanh tịnh, sáng suốt, không còn phiền não, vô mình thì mọi đau khổ mới tan biến, hạnh phúc an lạc mới xuất hiện.

Tổng hợp những câu nói hay trong những bài thuyết pháp của thầy Thích Pháp Hòa

  1. Đời người vô thường, khi chết chúng ta chẳng mang theo được thứ gì, vì vậy chúng ta phải cố gắng làm những gì mình có thể làm. Làm mà không vướng bận.
  2. Cho dù xây cái nhà bạc triệu thì cái nhà đó cũng chỉ ở được vài chục năm. Riêng cái lõm đất dơ khỏi cần xây vẫn ở suốt kiếp.
  3. Con người sống cần vật chất nhưng không thể thiếu tinh thần. Khổ cái thân này không sao nhưng khổ đến tâm là khổ cùng khổ cực.
  4. Con người có 4 cái đừng: Đừng lãng phí tiền của, đừng lãnh phí phước phận, đừng để mất lòng thương, đừng để lòng mà thù hận.
  5. Thầy tu không phải để thành Phật mà tu để thấy chính mình. Thấy mình để mình vui và những người xung quanh cùng vui.
  6. Không chờ đợi ngày thành Phật, chỉ mong mỏi có được niềm vui.
  7. Tham sân si thì ai cũng có nhưng phải tham đúng lúc. Chẳng có ai thích chơi với những người tham sân si mỗi giây.
  8. Người sống với cái tâm từ bi sẽ có 8 cái lợi. Trong đó lợi lớn nhất là ngủ và thức giấc yên ổn.
  9. Những gì chúng ta gặp, những ai chúng ta biết trên cuộc đời này đều là cái duyên của mình. Nếu gặp mà sống chung yên lành với nhau thì đó là cái duyên, nếu gặp mà hiềm khích thì đó là cái nghiệt.
  10. Sao có nhiều người nói được mà không làm được, nếu người ta làm được thì đã chẳng đến phiên mình nói.
  11. Mất tiền kiếm lại được, mất tình mất nghĩa thì kiếm chẳng ra.
  12. Một nụ cười cũng là cách làm đẹp cho con người mình.
  13. Người ta nói rằng đạo Phật là con đường giải thoát khổ đau nhưng thực ra đạo Phật là hướng dẫn để chúng ta cứng cáp trước mọi khó khăn của cuộc sống.
  14. Khôn ngoan không chỉ là biết nhiều, mà còn là cách sử dụng tri thức đó để vượt qua những thử thách.
  15. Trí tuệ là sức mạnh vô hạn, nó là nguồn năng lượng tạo nên sự phát triển và thành công trong cuộc sống.
  16. Sự thông thái không chỉ giúp chúng ta hiểu biết thế giới bên ngoài mà còn là chìa khóa mở cánh cửa của lòng tốt và sự nhân từ.
  17. Không có gì đến mãi mãi, cũng như không có gì mất mãi mãi. Sự thay đổi là một phần không thể thiếu của cuộc sống.
  18. Nắm bắt được sự vô thường của cuộc đời là một phần quan trọng trong việc hòa mình với những biến động của thế giới.
  19. Hãy biết tiếp nhận những gì đến và buông bỏ những gì đi, vì chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể trải nghiệm sự tự do thực sự.
  20. Đừng dành quá nhiều thời gian để ôm giữ quá khứ, hãy tập trung vào hiện tại và tương lai.
  21. Cuộc sống là một hành trình, và chúng ta cần nhìn xa trước để định hình tương lai của mình.
  22. Hãy sống mỗi ngày với lòng biết ơn và tôn trọng, vì cuộc đời này quá ngắn ngủi để phí phạm vào những điều vụn vặt.
  23. Tất cả những gì chúng ta trải qua trong cuộc đời đều là một phần của hành trình tìm kiếm ý nghĩa và hạnh phúc. Hãy dũng cảm đối diện với những thách thức và học hỏi từ mỗi trải nghiệm.
  24. Cuộc sống không ngừng thay đổi và chúng ta cũng cần điều chỉnh và phát triển cùng nó. Hãy sống tích cực và tận hưởng mỗi khoảnh khắc, vì chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra một cuộc sống đáng sống.
  25. Niềm vui không đến từ những gì ta có, nó đến từ những gì ta cho đi.
  26. Cuộc sống là tiến về phía trước, không phải lùi về đằng sau. Hãy sống để tiến bộ và trưởng thành, đừng sống để ngừng đọng và hối tiếc.
  27. Hạnh phúc không phải điểm đến, hạnh phúc là cách suy trì trên con đường của cuộc sống.
  28. Sự bình an trong tâm hồn là cách duy nhất để chúng ta vượt qua khó khăn.
  29. Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh, hãy học cách chịu trách nhiệm với cuộc sống.
  30. Tha thứ không chỉ là tha thứ cho người khác mà còn là tha thứ cho chính mình khỏi sự giận dữ và thù hận.

Khung-anh-thay-thich-phap-hoa-tranh-go-guong-cao-cap-79189-768x768-1

Quý khách có nhu cầu mua Khung ảnh Thầy Thích Pháp Hòa, tranh gỗ gương cao cấp do Zumi Media sản xuất độc quyền và phân phối bởi Amuni

Nguồn bài viết: https://www.amuni.me/thay-thich-phap-hoa-la-ai-tieu-su-cuoc-doi-va-su-nghiep/

Đăng nhận xét

0 Nhận xét